Tóm lược sơ bộ những sự kiện chính Khủng_hoảng_dầu_mỏ_1973

Biểu đổ giá dầu giai đoạn 1861–2015 thể hiện sự tăng mạnh năm 1973 và tăng lần nữa là khủng khoảng năng lượng 1979. Đường màu cam là giá điều chỉnh do lạm phát.

Việc cắt đứt sự xuất khẩu dầu này là sự đáp trả cho sự can thiệp của nước Mỹ vào cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Chỉ 06 ngày sau khi Ai CậpSyria châm ngòi cho cuộc tấn công quân sự bất ngờ chống lại Israel thì nước Mỹ lại nhúng tay cung cấp vũ khí cho Israel. Để đáp trả lại việc làm của Mỹ, Tổ chức các quốc gia Ả-rập xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt là OPEC, bao gồm các nước Ả-rập của khối OPEC cùng với Ai-Cập và Syria) tuyên bố ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Anh Quốc và cả nước Mỹ.[2]

Cuộc khủng hoảng trên tạo sự tác động không hề nhỏ đối với mối quan hệ ngoại giao và đồng thời tạo ra sự chia cắt trong nội bộ khối NATO. Những quốc gia châu Âu và Nhật Bản đều muốn hướng đến việc cắt đứt quan hệ với chính sách ngoại giao đối với các nước Trung Đông của Mỹ để tránh trở thành mục tiêu cho sự tẩy chay hay cấm vận dầu mỏ trên. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ Ả-rập ràng buộc những thay đổi chính trị theo hướng hòa bình giữa các cường quốc tham chiến. Nhân sự kiện trên, chính phủ của Nixon bắt đầu mở nhiều cuộc đàm phán đa phương với các nước tham gia vào cuộc chiến Yom Kippur. Họ muốn dàn xếp cho quân đội Isarael rút về từ Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Trước ngày 18 tháng 1 năm 1974, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã đàm phán thương lượng muốn quận đội của Isarael rút hẳn về từ nhiều nơi thuộc địa phận của bán đảo Sinai. Hiệp ước cho sự hòa giải sau đàm phán giữa Israel và Syria là điều kiện quá đủ để thuyết phục các quốc gia sản xuất dầu Ả-rập phải tiến hành ngay lệnh cấm xuất khẩu dầu vào tháng ba 1974.[1]

Một cách độc lập, các thành viên trong khối OPEC đều nhất trí lợi dụng cơ cấu điều chỉnh giá dầu toàn cầu như một đòn bẫy để tang cường thu nhập cho riêng mình bằng cách đẩy giá dầu thế giới lên sau nhiều lần đàm phán không thành với các công ty dầu khí phương Tây.

Lệnh cấm vận diễn ra cùng thời gian với việc tiêu thụ dầu khí một lượng lớn từ các quốc gia công nghiệp hóa và đồng thời với sự tăng trưởng mạnh mức tiêu thụ dầu của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới tại thời điểm này, cụ thể là nước Mỹ. Sau hậu vận, những quốc gia bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận bắt đầu ban hành những chính sách rộng hơn để hạn chế sự lệ thuộc của mình vào các nước khác trong tương lai.

Cú sốc giá dầu 1973, đi cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 1973-1974 được xem như các sự kiện tách biệt (không mấy liên quan) vì thực chất thì sự kiện có tầm ảnh hưởng khủng khiếp hơn cả đổi với nước Mỹ là cuộc Suy thoái kinh tế toàn cầu.[3]

Việc thành công trong việc tiến hành lệnh ngừng xuất khẩu cho thấy được quyền lực cả về mặt chính trị và kinh tế của các quốc gia Ả Rập Xê Út. Vì đây là các quốc gia xuất khẩu lớn nhất, đồng thời cũng là một vương quốc mang bên mình khuynh hướng bảo vệ nền chính trị và tôn giáo,.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng_hoảng_dầu_mỏ_1973 http://www.cbc.ca/news/background/oil/ http://www.autonews.com/article/20131014/GLOBAL/13... http://www.dailymotion.com/video/xj4eum_la-face-ca... http://www.history.com/topics/energy-crisis http://www.huffingtonpost.com/dr-yousaf-butt-/saud... http://www.princeton.edu/~erp/ERParchives/archivep... http://nelson.wisc.edu/che/events/place-based-work... http://2001-2009.state.gov/r/pa/prs/ps/2008/sept/1... http://history.state.gov/milestones/1969-1976/OPEC http://www.energyinsights.net/cgi-script/csArticle...